Có thể thấy, nhà ống là xu hướng thiết kế nhà cửa phổ biến nhất trong thời kỳ đô thị hóa như hiện nay. Thiết kế nhà ống vừa tiết kiệm được chi phí, diện tích đồng thời cũng đảm bảo được công năng sử dụng. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về cách chia phòng trong nhà ống hoàn toàn không hề đơn giản. Làm thế nào để căn nhà ống không bị chật hẹp, bí bách về không gian? Việc này liên quan trực tiếp đến việc bố trí và phân chia các phòng trong nhà ống như thế nào cho hợp lý, thoải mái, đặc biệt là phải phù hợp phong thủy nữa.

Để làm rõ những khúc mắc mà nhiều người tiêu dùng gặp phải. Tongkhoson.vn xin gửi đến bạn đọc bài viết “tìm hiểu về cách chia phòng trong nhà ống” dưới đây.

Nhà ống là gì?

Nhà ống là tên gọi của một loại nhà được thiết kế và xây dựng trên một ô đất có chiều ngang nhỏ hơn nhiều so với chiều dài. Vì vậy nó được ví như một “cái ống” dài, các phòng cũng được bố trí dọc theo chiều dài nên diện tích thường có phần nhỏ hẹp, chật chội.

Với những đặc điểm như trên, việc phan chia và bố trí phòng trong nhà ống riêng biệt như trên thì cách phân chia và bố trí các phòng trong nhà ống bắt buộc phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định. Sau đây là nội dung chi tiết.

Tư vấn cách bố trí và phân chia nhà ống theo phong thủy

Đối với người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung, phong thủy chính là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn rất lớn đến vận mệnh và tài lộc của gia chủ.

Theo phong thủy, mỗi người sẽ có một bát trạch khác nhau. Do vậy, để hợp phong thủy, các gia chủ sẽ được đặt vào tâm bát trạch. Và từ đó xác định đúng phương án bố trí các phòng ngủ, bếp, phòng thờ, phòng ăn,…sao cho thật hợp lý. Cụ thể như sau:

1. Phòng khách

Phòng khách nên đặt ở trung tâm ngôi nhà. Hướng phòng khách phải là hướng tốt nhất cho gia chủ, bao gồm các hướng như: Diên Niên, Thiên Y, Sinh Khí. Bên cạnh đó, Phòng khách cũng thường được đặt gần với cửa chính.

2. Phòng bếp

Phòng bếp có ảnh hưởng lớn tới tài lộc cũng như sự phát triển và sự hưng thịnh, đoàn kết của gia đình. Do vậy, bếp thường rất được chú trọng nhất là yếu tố phong thủy. Tuy nhiên, bạn cần tránh để bếp đối diện với nhà vệ sinh vì việc này đại kỵ sẽ không tốt cho vận khí hay sức khỏe của gia chủ.

3. Phòng ngủ

Phòng ngủ thường được bố trí sau trung tâm nhà – sau đường phân đôi tâm nhà tính từ cửa vào.

4. Phòng vệ sinh

Phòng vệ sinh chú ý không được đặt trên bếp hay phòng thờ, phía trên giường ngủ, gần bàn ăn, cửa đi lại,…

Đặc biệt không nên bố trí đầu giường ngủ quay ra trực tiếp của sổ, cửa đi, bệ xí.

5. Cầu thang

Nên thiết kế cầu thang dạng thẳng hoặc uốn cong. Không nên thiết kế theo hình xoắn ốc. Bởi vì theo phong thủy, cầu thang hình dạng xoắn ốc tương tự như khoan vào quả tim của ngôi nhà Điều này sẽ không tốt cho vận khí.

6. Ban công

Ban công sẽ mang lại không gian thoáng mát, thư giãn nhất trong căn nhà bị hạn chế về diện tích này. Thiết kế ban công bạn chỉ cần bố trí một số bàn ghế và cây hoa theo sở thích của mình là đã có thêm một không gian lý tưởng tuyệt vời để khuyến khích mọi người ra ngoài tận hưởng không khí trong lành nhiều hơn.

Cách chia các phòng trong nhà ống

Việc chia phòng trong nhà ống như thế nào để vừa hợp lý vừa tiết kiệm được diện tích. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

a. Bố trí các phòng trong nhà ống 1 tầng

Loại hình nhà ở này rất phổ biến tại nông thôn hiện nay. Các phòng trong căn nhà thường chia trên một mặt phẳng. Chia phòng đối với nhà ống 1 tầng thường sắp xếp theo thứ tự như sau: Phòng khách trước rồi mới đến phòng ngủ, phòng bếp và phòng vệ sinh.

b. Bố trí các phòng trong nhà ống 2 tầng

Với kiểu nhà ống 2 tầng, bạn có thể bố trí các phòng trong nhà như sau:

Tầng 1:

Hãy bố trí một khoảng sân nhỏ trước nhà. Bạn có thể tận dụng làm chỗ để xe hoặc làm tiểu cảnh. Tiếp theo, hãy tách biệt các không gian theo thứ tự hòng khách, phòng ăn, sau đó đến bếp và công trình phụ nằm cuối cùng. Trong trường hợp ngôi nhà có diện tích quá hạn chế thì bạn có thể bố trí phòng khách liền bếp nhằm giúp cho không khí liên thông được tốt nhất

Tầng 2:

Với diện tích phòng 2 thì chúng ta nên chia thành các phòng có diện tích bằng nhau. Có thể bố trí một phòng hướng ra mặt tiền của ngôi nhà làm phòng thờ.

cách chia phòng trong nhà ống 2 tầng

c. Bố trí các phòng trong nhà ống 2 tầng có gác lửng

Với nhà ống 2 tầng có gác lửng thì bạn có thể bố trí các phòng tương tự như loại nhà ống 2 tầng. Tuy nhiên, phòng tầng lửng bạn có thể bố trí thành phòng thờ là tốt nhất.

chia phòng trong nhà ống 2 tầng có gác lửng

d. Bố trí các phòng trong nhà ống 3 tầng

Tùy theo diện tích của mỗi căn nhà mà gia chủ có thể thiết kế thành: gara để xe, góc đọc sách, ban công,…

Bố trí các phòng trong nhà ống 3 tầng

Kết Luận!

Trên đây là hướng dẫn về cách chia phòng trong nhà ống và bố trí các phòng trong nhà ống cấp 4, nhà ống 2 tầng, 3 tầng,… Nhìn chung, cách bố trí không gian trong nhà ống sẽ đơn giản nếu như bạn hiểu rõ về các quy tắc của nó. Nếu bạn gặp khó khăn hay nhờ đến sự tư vấn của những chuyên gia hoặc kiến trúc sư chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng trang trí nhà để áp dụng khi xây dựng tổ ẩm của mình.

Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *